Những nguyên nhân khiến đồ điện tử "chết dần" theo thời gian

 

Mời các bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao đến cả đồ điện tử cũng có tuổi thọ của nó nhé.

    Hầu hết mọi thứ đều có hạn sử dụng của nó, và đồ điện tử cũng không phải là ngoại lệ. Đối với những món đồ điện tử chứa bộ phận chuyển động, chẳng hạn như quạt thì thường sẽ không còn dùng được nữa khi phần trục quay đã "hết đát".

    Tuy nhiên, những món đồ không có bộ phận chuyển động vẫn có tuổi thọ như bao món đồ khác chứ không hề bất tử. Vì nó vẫn chứa những bộ phận có khả năng bị hư nên đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến "ngày tàn" của những món đồ điện tử này. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng khám phá những nguyên nhân ngay sau đây nhé.

    Do tụ điện bị rò rỉ hoặc mối hàn bị lỏng theo thời gian

    Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do tụ điện bị hỏng. Những tụ điện này có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng thường nó sẽ là những linh kiện hình trụ được gắn trên bo mạch (PCB). Nhiệm vụ của chúng là trữ điện và xả điện, và vì tính chất như thế nên nó sẽ chứa các chất điện phân để dẫn điện. Mặc dù rất nhiều tụ điện có thể trụ đến hàng chục năm mà không gặp vấn đề gì, một số tụ điện (nhất là loại rẻ tiền và loại tụ hóa) có nguy cơ bị rò rỉ theo thời gian.

    Những nguyên nhân khiến đồ điện tử chết dần theo thời gian - Ảnh 1.

    Ngay cả khi bo mạch của bạn hoạt động bình thường, tụ điện vẫn có khả năng bị hư hỏng. Lý do là vì khi nhiệt độ thay đổi, các vật liệu sẽ có xu hướng nở ra và co lại, kiểu như bạn hay thấy những vết nứt trên mặt đường khi trời nắng nóng vậy. Điều tương tự có thể xảy ra trên bo mạch, đặc biệt là tại các mối hàn dùng để kết nối linh kiện với nhau. Mỗi khi bạn mở máy và tắt máy, hoặc khi máy phải tải nặng, các linh kiện sẽ nóng lên rồi nguội đi, và điều này sẽ khiến các mối hàn trở nên lỏng lẻo, hay thậm chí là đứt ra luôn.

    Do nhiệt độ làm thúc đẩy quá trình xảy ra hiện tượng "electromigration"

    Dưới mức độ hiển vi thì nhiệt độ còn gây ra nhiều tác hại khác nữa. Chẳng hạn, nó có thể thúc đẩy quá trình "electromigration" xảy ra trên các mạch điện bằng đồng trong vi xử lý. Dòng điện thực chất là dòng chảy vật lý (physical flow) của các electron, nghĩa là chúng đều có khối lượng. Hiểu một cách nôm na thì bên trong dây điện là những hạt nhỏ xíu biết dịch chuyển, và theo thời gian thì nó có thể làm thay đổi vị trí hoặc gây hại đến các phân tử đồng hoặc kim loại khác mà chúng đi qua, kiểu như là nước chảy đá mòn vậy.

    Những nguyên nhân khiến đồ điện tử chết dần theo thời gian - Ảnh 2.

    Thế nên hậu quả là nó sẽ tạo ra các rãnh hoặc khoảng trống làm giảm hiệu năng, thậm chí là làm hỏng vi xử lý luôn. Thường những món đồ điện tử sẽ không "ngủm" theo kiểu này, nhưng do chúng càng ngày càng trở nên nhỏ hơn nên việc hạn chế tình trạng "electromigration" đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    Do electron tích tụ trong một số vật liệu nhất định
    Những nguyên nhân khiến đồ điện tử chết dần theo thời gian - Ảnh 3.

    Ngoài ra, sẽ có những electron "quậy phá" thường hay tích tụ trong một vài loại vật liệu nhất định và chúng sẽ làm ảnh hưởng đến điện áp, từ đó khiến thiết bị hoạt động không ổn định. Đây cũng là lý do vì sao SSD có tuổi thọ. Electron sẽ tích tụ bên trong các bóng bán dẫn dùng để lưu trữ dữ liệu. Vì thế cho nên sau một lượng chu kỳ đọc/ghi nhất định, electron sẽ mắc kẹt trong những bóng bán dẫn này và làm giảm mức điện áp, khiến dữ liệu cũng bị kẹt ở đó luôn và bạn không thể ghi thêm dữ liệu vào phần ổ cứng đó nữa.

    Người dùng phổ thông không phải quá lo lắng về những vấn đề trên

    Đối với người dùng thông thường, những vấn đề như ăn mòn, lỗi nhà máy, bộ phận cơ học bị hao mòn, lỗi người dùng sẽ có nhiều khả năng khiến thiết bị của bạn bị hỏng hơn là những hạt electron "quậy phá" kia. Do đó, bạn cũng không cần phải quá lo lắng đâu nhé. Vả lại, thật tình mà nói thì nhiều khi những vấn đề trên chưa kịp xuất hiện là bạn đã lên đời thiết bị mới hơn rồi.

    Những nguyên nhân khiến đồ điện tử chết dần theo thời gian - Ảnh 4.

    Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

    Nguồn Techquickie biên dịch GVN360

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn