Các nhân vật phản diện này đều “ác đến cùng” thay vì cư xử một cách nhân từ với những kẻ ngáng đường mình
Nhân vật phản diện trong anime thường được xây dựng khá đa dạng và độc đáo về tính cách. Có không ít phản diện thậm chí còn lấn lướt nhân vật chính nhờ những hành động và suy nghĩ “nhân văn”, khiến cho khán giả phân vân khi không rõ nên xếp họ vào lớp nhân vật phản anh hùng hay phản diện đúng nghĩa. Tuy nhiên, các nhân vật dưới đây có lẽ không nằm trong danh sách này.
1. Wrath - Fullmetal Alchemist: Brotherhood
Đúng như cái tên của mình, homunculus Wrath là một phản diện tàn bạo và không biết đến lòng nhân từ. Hắn ta cảm thấy rằng không cần phải trao cho đối thủ của mình một cơ hội chiến đấu công bằng. Wrath không phải dạng nhân vật phản diện giống như Wammu. Hắn muốn giết chết đối thủ và kết thúc cuộc chiến ngay lập tức, cũng như không muốn nhân từ với bất cứ ai.
Với Wrath, mỗi cuộc chiến là một cơ hội để nhanh chóng loại bỏ những kẻ thù của Father, và chiến trường không phải là chốn dành cho lòng nhân từ, danh dự hay niềm vui. Wrath chưa bao giờ tận hưởng cuộc chiến hay để đối thủ giao chiến công bằng.
2. L - Death Note
Từ góc nhìn triết học thì Death Note đã xóa nhòa ranh giới giữa thiện và ác một cách đáng ngạc nhiên. Nếu xem Light là nhân vật chính, thì siêu thám tử L sẽ là kẻ phản diện luôn tìm cách chống lại Light. Và L đã phá vỡ mọi luật lệ trong sách vở chỉ để hạ được Kira.
L vui vẻ phá luật hết lần này đến lần khác và sử dụng con người làm mồi nhử để đánh bại Kira. Thậm chí, L còn cho đặt máy quay và bọ nghe lén trong nhà Yagami và Kitamura. L cũng để Soichiro Yagami giả vờ bắn vào chính con trai ông để thử Kira. Cách làm của Kira quả thực là rất thẳng tay.
3. Sasori - Naruto
Đúng là Sasori của Akatsuki đã cho Sakura Haruno và Chiyo biết thông tin quan trọng về Orochimaru như một món quà chia tay sau thất bại của mình. Tuy nhiên, trong các cuộc chiến thực tế, Sasori là một kẻ điều khiển rối lạnh lùng. Anh ta không ngần ngại đầu độc bất kỳ ai bằng khí độc của mình. Chẳng những vậy, Sasori còn chế nhạo họ về cái chết sắp ập đến. Kankuro chỉ được cứu khi Sakura đến đúng lúc.
Sau đó, Sasori dốc toàn lực chiến đấu với Sakura và Chiyo, sử dụng mọi thủ đoạn và công cụ bẩn thỉu mà anh ta có thể nghĩ ra được để áp đảo hai đối thủ của mình, từ khí độc đến cát từ tính… Sasori có thể dễ dàng phát hiện ra điểm yếu trong chiến lược của kẻ thù và khai thác triệt để điểm yếu này.
4. Kisho Arima - Tokyo Ghoul
Từ góc nhìn nào đó, Kisho Arima là một anh hùng, bởi anh ta chiến đấu để bảo vệ loài người khỏi ghoul. Tuy nhiên, từ góc nhìn của Tokyo Ghoul, khi Kisho Arima đối đầu với Ken Kaneki - người muốn hòa giải con người và ghoul để tạo ra một thế giới hòa bình, thấu hiểu lẫn nhau - thì Kisho chính là phản diện. Hơn thế nữa, Kisho Arima còn là một kẻ không có lòng nhân từ.
Kisho Arima là nhân viên điều tra CCG mẫu mực; thông minh, nhanh nhẹn, kỷ luật và tài năng trong trận chiến. Anh ta ít nói và không cho ghoul có cơ hội trở mình. Thay vào đó, Kisho nghiền nát ghoul một cách thẳng tay và không lưỡng lự bằng các công cụ yêu thích của mình. Ngay cả Ken cũng không thể cầm cự được quá lâu khi đối đầu với Arima.
5. Clayman - That Time I Got Reincarnated As A Slime
Rimuru Tempest đã chuyển kẻ thù thành đồng minh kể từ khi anh ta chuyển sinh đến thế giới mới, nhưng Chúa quỷ Clayman có lẽ là người duy nhất Rimuru không thể tha thứ. Clayman là kẻ thích thao túng và mưu mô, lão thù Rimuru cũng như đất nước của Rimuru. Clayman thường lợi dụng bất cứ ai mà lão cảm thấy có thể lợi dụng được.
Gã chúa quỷ này thậm chí sẽ buộc những tay sai trung thành của mình trở thành quái vật, chẳng hạn như Yamza, và lão cũng ép chúa quỷ Milim Nava trở thành nô lệ bằng một chiếc vòng cổ thao túng tâm lý. Clayman cũng là người đã gửi quân đội Falmuth đến đất nước của Rimuru, dù cần lưu lý là hành động này cũng có sự tham gia của Yuuki.