Bom tấn tự tin quá mức khi thu phí giờ chơi? Ngay cả thương hiệu Võ Lâm đình đám của VNG cũng đã thất bại

 

Dù có xuất sắc đến mấy thì cơ chế thu phí giờ chơi tại Việt Nam chưa bao giờ được xem là một mô hình thành công. Ngay cả một tựa game Võ Lâm của VNG cũng vậy.

    Điều đầu tiên phải khẳng định, cơ chế thu phí giờ chơi game online tại Việt Nam không phải là mô hình mới. Ngay từ những ngày đầu tiên sơ khai, Võ Lâm Truyền Kỳ của Vinagame ngày đó (VNG bây giờ) đã áp dụng thành công mô hình này. Nhưng trong khá nhiều những cái tên áp dụng thu phí giờ chơi, số thành công có lẽ không đầy năm ngón tay trên một bàn tay, đa phần cái tên còn lại, đều thất bại.

    Bom tấn tự tin quá mức khi thu phí giờ chơi? Ngay cả thương hiệu Võ Lâm đình đám của VNG cũng đã thất bại - Ảnh 1.

    Mới đây, Cổ Kiếm Kỳ Đàm Online, một trong số những tựa game online trên nền tảng PC hiếm hoi ra mắt trong khoảng vài năm trở lại đây đã công bố sẽ áp dụng thu phí giờ chơi với game thủ. Số tiền bỏ ra, đương nhiên là không nhiều, nhưng liệu Cổ Kiếm Kỳ Đàm Online có thành công hay không thì lại là một câu chuyện khác trong tương lai. Chúng ta sẽ cùng bàn lại một ví dụ điển hình trong quá khứ, nơi mà một “brand” vô cùng lớn của VNG cũng đã ngã ngựa vì mô hình này.

    Quay ngược trở lại quá khứ một chút, vào thời điểm mà Võ Lâm Truyền Kỳ phiên bản kinh điển nhất áp dụng hình thức thu phí giờ chơi, đó là một sự lựa chọn vừa mạo hiểm nhưng lại vô cùng sáng suốt. Nhưng gần như chả có một cái tên nào đủ tầm và lợi thế về thiên thời – địa lợi và nhân hòa như Võ Lâm Truyền Kỳ ngày đó. 

    Bom tấn tự tin quá mức khi thu phí giờ chơi? Ngay cả thương hiệu Võ Lâm đình đám của VNG cũng đã thất bại - Ảnh 2.

    Vào thời điểm 2005, khi mà không có nhiều sự lựa chọn về game online và game online đề tài kiếm hiệp thì lại càng không có. Game thủ chấp nhận bỏ tiền ra để theo đuổi đam mê của mình. Võ Lâm Truyền Kỳ cũng vì đó mà trở thành tượng đài, hơn nhiều cái tên đình đám khác của làng game Việt sau này.

    VNG sau đó cũng áp dụng cơ chế này cho Võ Lâm Truyền Kỳ II và Võ Lâm Truyền Kỳ 3D. Võ Lâm Truyền Kỳ II thì như tất cả đã biết, vẫn còn tồn tại ở thị trường game Việt. Nhưng Võ Lâm Truyền Kỳ 3D thì không. 120.000 VNĐ cho một tháng chơi Võ Lâm Truyền Kỳ 3D vào thời điểm năm 2013 không phải là số tiền quá lớn nhưng tựa game này, thực chất chưa tạo nổi sức hút lớn đến mức thuyết phục game thủ bỏ tiền ra.

    Bom tấn tự tin quá mức khi thu phí giờ chơi? Ngay cả thương hiệu Võ Lâm đình đám của VNG cũng đã thất bại - Ảnh 3.

    Thêm vào đó, tại thời điểm 2013, hệ sinh thái giải trí của game thủ Việt đã phát triển “thịnh” hơn 2005 và 2008 rất nhiều lần. Nhiều thể loại game mới ra đời, nhiều nền tảng khác nhau cũng đã xuất hiện. Game thủ Việt cho rằng mình không cần thiết phải bỏ tiền ra cho một tựa game mà bản thân sản phẩm đó chưa tạo được sự thu hút lớn cho người chơi Việt.

    Vì lý do đó mà Võ Lâm Truyền Kỳ 3D đã phải đóng cửa tại thị trường Việt Nam sau hơn 2 năm tồn tại. Dù mang trong mình thương hiệu Võ Lâm Truyền Kỳ, nhưng có lẽ Võ Lâm Truyền Kỳ 3D là một trong những nốt lặng trong series Kiếm Hiệp Tình Duyên mà bản thân VNG vốn rất tự hào trong suốt 16 năm vừa qua.

    Bom tấn tự tin quá mức khi thu phí giờ chơi? Ngay cả thương hiệu Võ Lâm đình đám của VNG cũng đã thất bại - Ảnh 4.

    Sau khá nhiều năm mới lại có thêm một tựa game online PC hiếm hoi ra đời và thú vị hơn cả là lựa chọn mô hình thu phí giờ chơi. Cổ Kiếm Kỳ Đàm Online là một tựa game hay, một thương hiệu lớn nhưng có thành công tại Việt Nam hay không, tất cả sẽ phải chờ đợi vào câu trả lời của tương lai.

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn