Những sự trùng hợp siêu thú vị trong thần thoại, Hình Thiên trong "Sơn Hải Kinh" có phiên bản Hy Lạp?

 

Trong kho tàng thần thoại và truyền thuyết dân gian trên thế giới, có không ít những câu chuyện trùng hợp đến khó tin.

    Thần thoại của nhiều quốc gia cũng như nền văn hóa trên thế giới vô cùng phong phú, đa dạng. Có lẽ vì vậy mà không ít các những ý tưởng hay thậm chí hình tượng nhân vật trong thần thoại phương Đông và phương Tây có những sự trùng hợp cực kỳ thú vị mà ít người biết đến.

    1. Quái vật Acephali và Hình Thiên

    Những sự trùng hợp siêu thú vị trong thần thoại, Hình Thiên trong Sơn Hải Kinh có phiên bản Hy Lạp? - Ảnh 1.

    Trong Sơn Hải Kinh, Hình Thiên được miêu tả có xuất thân là người, nhưng giao tranh với Hoàng Đế và bị chém đứt đầu. Đầu bị chôn ở núi Thường Dương. Sau đó, Hình Thiên liền dùng đầu vú làm mắt, dùng rốn làm miệng, một tay cầm tấm khiên một tay khua lưỡi búa lớn tiếp tục chiến đấu.

    Những sự trùng hợp siêu thú vị trong thần thoại, Hình Thiên trong Sơn Hải Kinh có phiên bản Hy Lạp? - Ảnh 2.

    Khá thú vị là trong truyền thuyết dân gian cổ ở khu vực Địa Trung Hải cũng tồn tại một sinh vật có tên Acephali với mô tả không có đầu mà chỉ có khuôn mặt người trên ngực, được cho là sống ở Libya. Tương truyền, Acephali từng giao chiến với các vị thần và bị chặt đầu, từ đó sống ở hình dạng này vĩnh viễn.

    2. Domovoi và ma xó

    Những sự trùng hợp siêu thú vị trong thần thoại, Hình Thiên trong Sơn Hải Kinh có phiên bản Hy Lạp? - Ảnh 3.

    Domovoi là quái vật canh nhà trong thần thoại Slav. Người ta tin rằng quái vật với hình dáng ông lão già nua, người đầy lông lá này có nhiệm vụ trông coi ngôi nhà. Tùy vào độ tốt xấu trong cư xử của gia chủ mà Domovoi sẽ giúp đỡ họ giữ cho ngôi nhà ngăn nắp, sạch sẽ hay nguyền rủa cho họ gặp đủ mọi vận xui, thậm chí là mất mạng.

    Những sự trùng hợp siêu thú vị trong thần thoại, Hình Thiên trong Sơn Hải Kinh có phiên bản Hy Lạp? - Ảnh 4.

    Theo quan niệm của người Thái, ma đàn ông sẽ thờ trong nhà và ma đàn bà sẽ được thờ ngoài sân.

    Domovoi khiến nhiều người liên tưởng đến tục thờ ma xó của một số dân tộc miền sơn cước tại Việt Nam. Theo quan niệm của người Thái, góc đầu của mỗi ngôi nhà là vị trí quan trọng và cũng là nơi thờ ma xó. Tuy gọi là ma xó, nhưng thật ra những linh hồn này đều là người thân đã mất trong gia đình còn lưu lại để trông nom nhà cửa cho gia chủ. Ma xó không chỉ giúp gia chủ đuổi ma rừng, ma cà rồng mà còn bảo vệ, phù hộ cho con cháu trong nhà khỏe mạnh.

    3. Trận đại hồng thủy

    Đại hồng thủy là câu chuyện xuất hiện trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng rằng hai phiên bản của câu chuyện trong thần thoại Ấn Độ và Kinh Thánh mang nhiều điểm tương đồng nhất.

    Những sự trùng hợp siêu thú vị trong thần thoại, Hình Thiên trong Sơn Hải Kinh có phiên bản Hy Lạp? - Ảnh 5.

    Nếu như trong Kinh Thánh, Noah nhận được mặc khải từ Chúa rằng ông phải đóng một con tàu thật lớn và cho các loài vật trú trong đó với mình để tránh cơn đại hồng thủy. Sau đó, Noah đã làm theo lời Chúa, ông đóng tàu, cho mỗi loài vật một đôi đực-cái lên tàu. Cơn đại hồng thủy qua đi, Noah thả chim bồ câu bay ra khỏi tàu để xem nước đã rút chưa, và lần thứ hai thả bồ câu, con chim đã đem về một cành lá olive tươi báo hiệu cho ông biết nước đã rút.

    Những sự trùng hợp siêu thú vị trong thần thoại, Hình Thiên trong Sơn Hải Kinh có phiên bản Hy Lạp? - Ảnh 6.

    Còn trong thần thoại Ấn Độ, câu chuyện đại hồng thủy lại được kể như sau: Một ngày nọ vua Manu ra suối rửa mặt, có con cá nhỏ bơi vào tay nhà vua và xin ông cứu giúp nó. Nhà vua bèn bỏ cá vào một cái bình, nuôi cho nó lớn lên rồi thả xuống biển. Lúc này con cá mới cho ông biết thật ra nó là thần Vishnu. Vị thần báo trước cho nhà vua rằng sau 7 ngày nữa sẽ có một cơn lũ lớn làm hủy diệt thế giới, nhà vua phải đóng một con thuyền và đem theo 7 nhà hiền triết, hạt giống mọi loài cây, mỗi loài vật một con… lên thuyền, đích thân thần sẽ hóa thành cá dẫn đường cho thuyền của nhà vua đến nơi an toàn. Vua Manu làm theo, nhờ vậy mà ông cũng các hiền triết cũng như muông thú lẫn cây cối đều sống sót qua cơn lũ.

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn