Hai tựa game cùng là sơn súng tăng dame, một trò thì được tôn làm tượng đài, một game thì bị CĐM dè bỉu

 

Cả hai tựa game này đều thành công về mặt người chơi nhưng lại nhận về những cái nhìn nhận khác nhau từ cộng đồng mạng.

    Sơn súng tăng dame có lẽ là cụm từ mà nhiều game thủ sử dụng để nói về Free Fire hay còn được cư dân mạng tại Việt Nam gọi là Lửa Chùa. Free Fire chắc chắn là một tựa game thành công của Garena về mặt doanh thu lẫn người chơi tính trên phạm vi toàn cầu. Dù một bộ phận không nhỏ người chơi tại Việt Nam tỏ ra khinh ghét, nhưng điều này cũng không thể phủ nhận được những thành tựu mà Free Fire (Lửa Chùa) làm được.

    Hai tựa game cùng là sơn súng tăng dame, một trò thì được tôn làm tượng đài, một game thì bị CĐM dè bỉu - Ảnh 1.

    Game thủ ghét Free Fire có lẽ một phần lớn đến từ chính cộng đồng có phần “trẻ trâu” của tựa game này. Người chơi Lửa Chùa đa phần là game thủ trẻ tuổi với những suy nghĩ, phát ngôn bồng bột và thiếu suy nghĩ, đó cũng là đặc thù của không ít tựa game mobile hiện nay, song vì có lượng người chơi quá lớn mà điều này dần dần trở thành “bộ nhận diện’ của tựa game sinh tồn này.

    Free Fire khác biệt so với các tựa game bắn súng khác ở chỗ là có thể lắp được skin để tăng sức mạnh của vũ khí, điều mà khiến cho CĐM gọi trò chơi này là “sơn súng tăng dame”. Một điều bất hợp lý trong game sinh tồn nói riêng và game bắn súng nói chung. Sở dĩ có sự so sánh này bởi nguồn gốc của game sinh tồn là PUBG, nơi mọi thứ đều công bằng và cân bằng chứ không phải gia tăng sức mạnh chỉ vì lớp skin của súng.

    Hai tựa game cùng là sơn súng tăng dame, một trò thì được tôn làm tượng đài, một game thì bị CĐM dè bỉu - Ảnh 2.

    Thế nhưng, có lẽ nhiều người đã biết Free Fire (Lửa Chùa) không phải là tựa game bắn súng duy nhất áp dụng phương thức “sơn súng tăng dame”. Cách đây rất lâu, Đột Kích – tựa game mà rất nhiều người Việt coi là tượng đài, huyền thoại của dòng game bắn súng online tại Việt Nam, một trò chơi đã “sinh tồn” và trụ vững trước bao nhiêu sóng gió của làng game Việt và cho đến nay cũng đã được 13 năm tuổi đời.

    Hai tựa game cùng là sơn súng tăng dame, một trò thì được tôn làm tượng đài, một game thì bị CĐM dè bỉu - Ảnh 3.

    Tuy nhiên, Đột Kích về cơ bản cũng là tựa game “sơn súng tăng dame” theo cách gọi của CĐM hiện nay. Hẳn game thủ vẫn còn nhớ đã có rất rất nhiều những khẩu súng VIP của Đột Kích được ra đời chỉ bằng việc thay cho vũ khí gốc một lớp áo mới. Mỗi lớp skin lại là một giá tiền khác nhau, tăng sức mạnh cũng khác nhau và mang lại vẻ đẹp cũng hoàn toàn khác nhau.

    Và Đột Kích cũng là một tựa game bắn súng giống như Free Fire. Thế nhưng thì Free Fire thì lại phải nhận nhiều ánh mắt dè bỉu, khinh ghét từ cộng đồng mạng, bị gọi là Lửa Chùa, Lửa Miễn Phí. Còn Đột Kích thì vẫn cứ là một tượng đài của làng game Việt, dù bản chất hai trò chơi này cũng là thay skin súng và tăng sức mạnh của vũ khí.

    Dù vậy, như đã nói ở trên, điểm chung của cả hai tựa game này là sự thành công về mặt doanh thu cho NPH cũng như lượng người chơi trung thành của mình. Điều mà dù Lửa Chùa có bị ghét đến mấy đi chăng nữa thì chắc cũng không ai có thể phủ nhận được. Hãy nhớ, đây chính là tựa game giành được giải thưởng Game Mobile Esports của năm 2020 của Esports Awards chứ không phải là đối thủ PUBG Mobile.

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn