Con chip nhỏ nhất thế giới có thể tích nhỏ hơn 0.1 mm3, tương đương một mạt bụi.
Mới đây các kỹ sư của trường đại học Columbia, New York đã tạo thành công con chip nhỏ nhất thế giới với thể tích nhỏ hơn 0.1 mm3, tương đương một mạt bụi. Con chip này có thể được ứng dụng trong nhiều việc, đặc biệt có thể được cấy vào cơ thể người để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Theo các kỹ sư, khi con chip siêu nhỏ này đi vào cơ thể con người, nó có thể hỗ trợ và tăng cường các chức năng vật lý, điều trị nhiều loại bệnh giúp chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện. Con chip này có thể giúp theo dõi nhiệt độ, huyết áp, glucose và hô hấp của bệnh nhân giúp ích cho quy trình chẩn đoán và điều trị.
Con chip nhỏ nhất thế giới này có thể tích nhỏ hơn 0.1 mm3, tương đương một mạt bụi và phải quan sát thông qua kính hiển vi. Để giao tiếp không dây với thiết bị này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng năng lượng siêu âm.
Ông Ken Shepard, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, đây chỉ là một con chip đơn lẻ có thể thực hiện chức năng như một hệ thống điện tử hoàn thiện.
Con chip nhỏ nhất thế giới này là sự cải tiến mới trong quá trình phát triển thiết bị y tế không dây và thu nhỏ, có thể cảm nhận được nhiều thứ khác. Nó sẽ được sử dụng trong các ứng dụng lâm sàng và được kiểm duyệt để sử dụng cho con người trong thời gian tới.
Hiện tại, các mẫu chip mới này chỉ có thể đo nhiệt độ cơ thể khi được cấy vào kim tiêm dưới da. Nhóm kỹ sư đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển để bổ sung các khả năng khác gồm đo huyết áp, mức đường và chức năng hô hấp...