Anime đã truyền tải đề tài "bạo lực gia đình" như thế nào?

 

Manga và Anime là loại hình giải trí, nhưng bên cạnh đó chúng còn truyền tải thông điệp sâu lắng hơn thế.

    Anime đã truyền tải đề tài bạo lực gia đình như thế nào? - Ảnh 1.

    Anime luôn có đa dạng tình tiết, nhưng cái phổ biết nhất phải nhắc tới là nhân vật có tuổi thơ đau thương khi bị bạo lực gia đình. Những bậc cha mẹ này đôi khi trở thành nhân vật phản diện trong câu chuyện riêng của nhân vật. Qua ngòi bút của tác giả, chúng ta thấy được hồi tưởng những lần hành hạ thể xác và tinh thần thông qua ký ức đau thương.

    Những bậc cha mẹ khủng khiếp xuất hiện rất nhiều trong thế giới 2D. Có thể kể đến một số cái tên như Saki Arima trong Lời nói dối Tháng tư, Endeavour trong Học viện Anh hùng, Hiashi Hyuga trong Naruto, và Hiromi Shiota từ Assassination Classroom. Họ đã để lại cho con mình những vết sẹo về mặt tinh thần và thể chất một cách vô liêm sỉ.

    Anime đã truyền tải đề tài bạo lực gia đình như thế nào? - Ảnh 2.

    Hậu quả của những "thương cho roi cho vọt" là gì? Kousei Arima không thể nghe thấy tiếng piano do quá căng thẳng. Shoto Todoroki bị đánh và ngã quỵ, đến mức nôn mửa, Nagisa Shiota đã suýt tự tử. Tác động của cách nuôi dạy con bạo lực thế này khiến những nhân vật trẻ bị tổn thương, cần phải trải qua một thời gian dài để vượt qua quá khứ và phát triển một lối sống lành mạnh hơn.

    Câu chuyện bị lạm dụng và quá khứ đau thương có thể ảnh hưởng đáng kể đến bức tranh toàn cảnh của bộ truyện, nhưng cách để phụ huynh bạo lực có một arc hối lỗi quả thật khó chịu. Mặc dù họ nhận ra khuyết điểm của mình, nhưng việc tự nhận thức đó không đủ để bào chữa cho vết thương không thể lành đó.

    Nhân vật trẻ đó thường được tác giả xây dựng là sẽ tha thứ cho các bậc cha mẹ hoặc hiểu lý do tại sao họ lại hành động sai lầm như thế. Manga và Anime có ảnh hưởng lớn đến lượng độc giả và khán giả toàn cầu. Nó không nên bình thường hóa hoặc tìm cách biện minh cho những hành vi bạo lực như vậy. Nạn nhân không có nghĩa vụ phải tha thứ cho kẻ ngược đãi họ và kẻ ngược đãi phải thừa nhận những gì họ đã làm và cố gắng cải thiện bản thân.

    Anime đã truyền tải đề tài bạo lực gia đình như thế nào? - Ảnh 3.

    Một trong những series thể hiện tốt câu chuyện này là Học viện Anh hùng. Endeavour, một ví dụ điển hình cho phụ huynh bạo lực gia đình, đã bị rất nhiều người hâm mộ ghét bỏ. Ông cưới vợ chỉ để cô sinh ra một đứa trẻ có khả năng vượt qua All Might, đánh đập chính con ruột của mình và làm tổn thương vợ. Endeavor lợi dụng những người xung quanh để theo đuổi ước mơ tự cao tự đại của mình. Vậy liệu ông có xứng đáng được tha thứ?

    Tác giả Horikoshi cho là không. Endeavour không thể tha thứ và vẽ nên câu chuyện để khắc họa điều đó. Sau này, khi Endeavour hiểu ra lỗi lầm của mình, Shoto và những người còn lại trong gia đình không bắt buộc phải tha thứ cho người anh hùng đó nữa. Thay vào đó, Endeavour thừa nhận sai lầm của mình và hứa với Shoto rằng ông sẽ trở thành một người tốt hơn và mua một ngôi nhà riêng cho người vợ và gia đình của mình. Đây là cách trả lại quyền tự quyết cho các nạn nhân và từ chối bào chữa cho hành động của Endeavour.

    Các bộ truyện khác cần ngưng bào chữa cho việc lạm dụng trẻ em. Bạo lực gia đình chưa bao giờ là đúng, và điều tồi tệ là phương tiện truyền thông, giải trí liên tục "tô hồng" cho hành vi của họ và buộc khán giả phải tha thứ và quên đi. Lạm dụng để lại những tổn thương về tinh thần và thể chất, và đã đến lúc manga hay anime ngưng né tránh vấn đề này.

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn