Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào?

 

Đây đều là những tựa game đỉnh cao của thế giới, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, chúng đều yểu mạng tại thị trường Việt Nam.

    Trong nhiều năm qua, không ít lần chúng ta thấy những tựa game online đỉnh cao của thế giới nhưng lại nhanh chóng "chết yểu" khi du nhập vào Việt Nam. Vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu đến từ phía cộng đồng, nhiều game cực kỳ chất lượng và được bạn bè quốc tế yêu thích lại không tìm được đất sống trên đất nước hình chữ S. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên do gốc rễ của vấn đề này.

    Phần đông game thủ Việt không thích phong cách phương Tây

    Về vấn đề này thì Granado Espada có thể coi là một ví dụ tiêu biểu. Ra mắt vào năm 2006, Granado Espada thực sự đã làm mưa làm gió trên thị trường quốc tế. Với cốt truyện hấp dẫn, gameplay độc đáo kết hợp giữa nhập vai và hành động thời gian thực, Granado Espada từng được coi là hiện tượng của dòng game MMORPG. Thậm chí, trò chơi này còn giành được giải thưởng game có đồ họa đẹp nhất và game hay nhất Hàn Quốc năm 2006.

    Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 1.

    Thành công trên thị trường quốc tế là vậy tuy nhiên Granado Espada không hề có bất kỳ chỗ đứng nào tại thị trường Việt Nam. Được NPH FPT chính thức ra mắt vào năm 2009, Granado Espada hoàn toàn mờ nhạt giữa hàng tá những game kiếm hiệp lúc bấy giờ. Phong cách Trung cổ Châu Âu cùng gameplay khá khó khiến trò chơi không lấy được cảm tình từ game thủ Việt. Không lâu sau đó, Granado Espada rút lui khỏi thị trường Việt Nam như một kẻ thất bại.

    Ngoài Granado Espada, nhiều cái tên khác có thể kể đến như Shaiya Online, Runes of Magic – Chúa Tể Phục Sinh... Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Những tựa game này ít nhiều mang phong cách phương Tây nhưng vẫn được cộng đồng Việt Nam chấp nhận, ví dụ như MU Online, Con Đường Tơ Lụa.

    Game không hỗ trợ "auto"

    Ngay từ những ngày đầu tiên, cộng đồng game thủ Việt đã bị "dạy hư" bởi những game online có hỗ trợ tính năng tự động đánh (hay còn gọi là auto). Hai ví dụ tiêu biểu nhất có thể kể đến là Võ Lâm Truyền Kỳ và MU Online. Thòi quen ban đầu này đã ăn sâu vào một bộ phận không nhỏ game thủ Việt, khiến họ không thích hoặc thậm chí là tẩy chay luôn những trò chơi không có auto.

    Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 2.

    Chúng ta có thể lấy ví dụ về tựa game Runes of Magic (hay được biết đến ở Việt Nam với tên gọi Chúa Tể Phục Sinh). Với những người hay theo dõi các tin tức game quốc tế, chắc chắn sẽ biết Runes of Magic là một trong những tượng đài lớn nhất của thể loại game MMORPG. Từng được ví là một "phiên bản khác" của World of WarCraft, trò chơi này đã thu hút cả triệu game thủ trên toàn thế giới. Thậm chí ngay ở thời điểm hiện tại (năm 2021), Runes of Magic vẫn đang duy trì được lượng người chơi không nhỏ trên các máy chủ của mình.

    Thành công là vậy tuy nhiên Runes of Magic cũng chỉ tồn tại được ở Việt Nam vỏn vẹn hơn 1 năm. Lý do lớn nhất (được cộng đồng phản ánh) khiến Runes of Magic thất bại tại Việt Nam là game không hề hỗ trợ auto. Người chơi sẽ phải tự tay thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ trong game, từ di chuyển, giết boss cho đến đánh quái luyện cấp. Việc đi ngược với xu thế và sở thích của game thủ Việt khiến Runes of Magic, một tượng đài của làng MMORPG cũng phải thất bại thảm hại tại Việt Nam.

    Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 3.

    Võ Lâm Truyền Kỳ 3 thất bại khi không có auto.

    Nhìn vào viễn cảnh của Runes of Magic thì chúng ta cũng có thể lờ mờ hiểu rằng đến cả "vị thần tối thượng" World of WarCraft có xuất hiện tại Việt Nam thì cũng chết yểu mà thôi. Mà không nói đâu xa, ngay cả đậm chất kiếm hiệp như Võ Lâm Truyền Kỳ 3 cũng đã thất bại muối mặt vì hệ thống non-target, không auto của mình.

    Game quá... khó

    Như đã nói ở trên, một bộ phận không nhỏ game thủ Việt thường "rất lười" khi chơi game. Đây không hẳn là thói quen xấu (vì chơi game cơ bản là giải trí, mà đã là giải trí thì được phép lười), tuy nhiên nó không phù hợp để trải nghiệm những game online hàng đầu của thế giới.

    Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 4.

    Những game online bom tấn có nội dung tốt thường đòi hỏi người chơi phải tìm hiểu, rèn luyện và thậm chí là chăm chỉ tập luyện thì mới có thể cảm nhận được cái hay. Game thủ Việt thường không có đủ kiên nhẫn như vậy. Họ có thể dễ dàng tiếp cận game nhưng cũng có thể rời bỏ rất nhanh. Chỉ cần game hơi "hardcode" một chút là khiến rất nhiều game thủ bỏ cuộc rồi.

    Những game online đỉnh cao của thế giới đã “chết” tại Việt Nam như thế nào? - Ảnh 5.

    Như bộ đôi World of Tanks hay War Thunder là một ví dụ. Xét trên bình diện quốc tế, đây được xem là những tựa game mô phỏng chiến tranh vào loại hàng đầu thế giới. Với World of Tanks, tựa game này còn nổi tiếng đến nỗi được xuất hiện rất nhiều trong các chương trình giảng dạy phổ thông nhằm cho người học có cái nhìn chân thực về Thế chiến II. Ấy thế nhưng khi được đưa về Việt Nam, bộ đôi này lại chẳng làm nên "cơm cháo" gì.

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn