Từ Huyền Thoại Runeterra, Liên Minh: Tốc Chiến và bây giờ tới lượt Valorant cũng gặp tình trạng dịch thuật khiến game thủ Việt rơi vào tình trạng “lú”.
Vào ngày hôm nay, Valorant đã chính thức ra mắt game thủ Việt Nam. Người chơi không cần phải fake IP nữa mà hoàn toàn có thể tải game về, cài đặt và trải nghiệm một cách hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cũng giống như Huyền Thoại Runeterra và Liên Minh: Tốc Chiến trước đây, Valorant cũng rơi gặp những lỗi dịch thuật khiến người chơi nước nhà rơi vào tình trạng “lú”.
Thực ra, nói là lỗi thì cũng không hoàn toàn chính xác, đây là là cách mà Riot dịch vũ khí của mình sang tiếng Việt nhưng lại không dịch theo ngôn từ và văn phong của người Việt. Vì vậy mà mới xuất hiện những món vũ khí như Vandal Hảo Hạng (Từ gốc là Prime) hay Bucky Bùng nổ trọng lực siêu phóng xạ hay Hình Phun Sơn rửa tay kỹ càng, đẩy lùi dịch bệnh…
Đối với game thủ đã từng trải nghiệm Valorant trước đây và ngay cả những người chơi mới bắt đầu tiếp xúc với tựa game này ngày hôm nay thì đều thấy khó hiểu với cách mà Riot chuyển ngữ cho Valorant, điều mà người chơi Huyền Thoại Runeterra và Liên Minh: Tốc Chiến đã cảm thấy quá quen thuộc.
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là có thể trong những phiên bản cập nhật sắp tới thì vấn đề dịch thuật và chuyển ngữ trong Valorant khả năng sẽ được khắc phục. Bên cạnh đó, nhiều người chơi cũng tỏ ra không quá quan trọng với cách chuyển ngữ của Riot Games vì quan trọng là yếu tố đường truyền và trải nghiệm trong Valorant mới là quan trọng.
Điều này cũng tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người chơi, với những người khó tính thì việc chuyển ngữ này ít nhiều sẽ đem lại sự khó chịu, còn với ai cảm thấy điều này không ảnh hưởng đến trải nghiệm ingame thì có lẽ cũng không quá quan tâm. Thế nên mới xảy ra chuyện CĐM đang tranh cãi và chia ra làm hai luồng ý kiến về vấn đề này. Còn bạn, bạn cảm thấy việc dịch thuật này có ảnh hưởng đến trải nghiệm của mình khi chơi Valorant hay không? Hãy để lại bình luận cho chúng mình được biết nhé.
Video tóm tắt bài viết:
Cộng đồng Valorant Việt Nam tranh cãi với những món vũ khí “gây lú” khi được chuyển ngữ sang tiếng Việt