Há hốc mồm với chi phí phát sinh sau 5 lần dời lịch chiếu của “Jame Bond 25: No Time To Die”

 

Ngay từ đầu, "No Time To Die" - bộ phim thứ 25 chính thức về James Bond, đã gặp khó khăn trong quá trình sản xuất.

    Bond 25 ban đầu được dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 11 năm 2019. Nhưng trải qua biết bao gian truân, sau năm lần dời lịch, bộ phim cuối cùng cũng đã định ngày chiếu cuối cùng là tháng 10/2021. Giờ đây có lẽ điều đáng thắc mắc nhất là MGM đã phải chịu bao nhiêu tổn thất sau những lần dời lịch như vậy.

    Há hốc mồm với chi phí phát sinh sau 5 lần dời lịch chiếu của “Jame Bond 25: No Time To Die” - Ảnh 1.

    Ngay từ đầu, "No Time To Die" - bộ phim thứ 25 chính thức về James Bond, đã gặp khó khăn trong quá trình sản xuất. Sau khi dự kiến ra mắt vào 11/2019, bộ phim đã dời lịch lần đầu tiên sang tháng 2/2020, và tiếp tục là tháng 4/2020. Nguyên do là đạo diễn Danny Boyle đã khởi động dự án "creative differences". Với sự giúp đỡ của đạo diễn Cary Joji Fukunaga, bộ phim có vẻ cũng đã sẵn sàng để ra mắt kịp vào tháng 4. Nhưng trớ trêu thay, đại dịch Covid-19 bùng nổ ở toàn thế giới đã khiến nó một lần nữa phải dời lại sang tháng 11/2020.

    Há hốc mồm với chi phí phát sinh sau 5 lần dời lịch chiếu của “Jame Bond 25: No Time To Die” - Ảnh 2.

    Tất nhiên, lần trì hoãn này không ảnh hưởng tiêu cực đến phim. Nó hoàn toàn là do tình hình chung của thế giới. Sẽ không ai dám ra mắt phim trong hoàn cảnh cả thế giới đang xảy ra đại dịch, các rạp chiếu dần thưa thớt khán giả. Việc dời phim đến tháng 11 là một quyết định đúng đắn. Tuy nhiên. Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, vào những tháng cuối năm 2020, đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành. Và điều này đã khiến Bond 25 một lần nữa phải cay đắng dời lịch sang tháng 4/2021.

    Ai cũng nghĩ rằng đây sẽ là lần dời lịch cuối cùng của "Bond 25: No Time To Die". Chính giám đốc điều hành Cineworld, Mooky Greidinger thậm chí còn tuyên bố rằng đây sẽ là phao cứu sinh cho các rạp phim đang gặp khó khăn trong mùa dịch. Tuy nhiên, có vẻ như MGM đã bỏ ngoài tai ý kiến đó và một lần nữa dời lịch sang tháng 11/2021. Và sau tất cả những lần dời lịch này thì chi phí phát sinh mà MGM phải chịu là bao nhiêu?

    Há hốc mồm với chi phí phát sinh sau 5 lần dời lịch chiếu của “Jame Bond 25: No Time To Die” - Ảnh 3.

    Thật vậy, việc kinh phí làm phim là một vấn đề luôn gây sự tò mò lớn cho giới truyền thông và khán giả. MGM đã rất kín tiếng trong việc công bố kinh phí cho Bond 25 lần này. Vào tháng 12/2019, có thông tin cho rằng tổng kinh phí sản xuất lần này đã lên đến 250 triệu đô la mỹ. Nếu con số này có thật thì đây sẽ là bộ phim tiêu tốn nhiều kinh phí nhất từ trước đến nay của Điệp viên 007. Và con số đó tất nhiên chưa dừng lại khi Bond 25 đã phải trải qua ít nhất 5 lần dời lịch chiếu. Sau 18 tháng trì hoãn, liệu MGM đã phải tốn thêm bao nhiêu nữa? Nếu dựa vào các báo cáo được công bố và sự ước tính chi phí điển hình của ngành điện ảnh, thực tế có thể tính ra được MGM đang đốt bao nhiêu cho Bond 25.

    Há hốc mồm với chi phí phát sinh sau 5 lần dời lịch chiếu của “Jame Bond 25: No Time To Die” - Ảnh 4.

    Để bắt đầu, vào tháng 10 năm 2020, The Hollywood Reporter tiết lộ rằng khoản vay mà MGM đã vay để thực hiện No Time To Die sẽ khiến hãng phim phải trả 1 triệu đô la tiền lãi mỗi tháng cho đến khi nó được phát hành. Việc vay vốn để tài trợ sản xuất là một thực tế điển hình ở Hollywood, cũng như tiềm năng của chi phí lãi suất trước khi phát hành. Nhưng MGM sẽ không ngờ được rằng bộ phim của họ sẽ bị trì hoãn tận 18 tháng. Vì vậy, với 1 triệu đô la một tháng kể từ tháng 2 năm 2020 (ngày phát hành dự kiến ban đầu kể từ khi Fukunaga tiếp quản), nó đã lên đến 20 triệu đô la tiền lãi.

    Há hốc mồm với chi phí phát sinh sau 5 lần dời lịch chiếu của “Jame Bond 25: No Time To Die” - Ảnh 5.

    Thêm vào đó, với lần dời lịch vào tháng 4 và tháng 11 năm 2020, MGM gần như đã dốc hết hầu bao để đầu tư vào quảng bá. Họ nghĩ rằng đây sẽ là lần dời lịch cuối cùng và dù có ra sao đi nữa thì tháng 11 phim cũng sẽ ra rạp. Do đó, họ quyết định chi một số tiền rất lớn để tiếp thị. Daniel Craig thậm chí còn xuất hiện trên SNL, cố gắng hết sức ấn tượng để thu hút mọi sự chú ý về bộ phim. Marketing đã trở thành một chi phí ngày càng gây tranh cãi ở Hollywood trong những năm gần đây. Các bộ phim tranh nhau giành suất để được xuất hiện ở mọi nơi trong các rạp chiếu, các đoạn video quảng cáo trên truyền hình,… Giám đốc Tiếp thị của CBS Films, Terry Press, thậm chí còn nói: "Tiếp thị là vấn đề được tranh luận nhiều nhất ở Hollywood".

    Há hốc mồm với chi phí phát sinh sau 5 lần dời lịch chiếu của “Jame Bond 25: No Time To Die” - Ảnh 6.

    Theo một báo cáo chi tiết của The Hollywood Reporter, một chiến dịch tiếp thị quốc tế cho một bộ phim tầm cỡ như "No Time To Die" dao động quanh mốc 200 triệu đô la. Và đó được coi là một khoản chi phí bổ sung, không bao gồm trong ngân sách sản xuất đã đề cập trước đó. Nếu tháng 4/2020, MGM đã chi 200 triệu đô là cho chiến dịch quảng bá, thì có thể vào tháng 11/2020 và tháng 10/2021 con số đó sẽ chỉ nằm ở khoảng 100 triệu đô la. Và tổng chi phí phát sinh của "No Time To Die" đã chạm mốc 400 triệu đô. Khoảng gấp đôi số tiền quảng bá thông thường cho một bộ phim như "No Time To Die".

    Há hốc mồm với chi phí phát sinh sau 5 lần dời lịch chiếu của “Jame Bond 25: No Time To Die” - Ảnh 7.

    Chưa hết, với việc trì hoãn kéo dài như vậy, hợp đồng quảng cáo giữa Bond 25 và các nhãn hàng tài trợ sẽ có một chút vấn đề. Cụ thể, Bond 25 đã có một hợp đồng quảng cáo với Nokia. Qua đó, chiếc điện thoại Nokia 8.3 5G dự kiến sẽ được xuất hiện trên phim vào khoản thời gian đầu. Đó là chiếc điện thoại hoàn toàn mới của Nokia vào thời điểm đó. Việc dời lịch sang tận 18 tháng sau, liệu đưa nó vào phim có còn thích hợp không? Do đó, nhà sản xuất buộc phải bồi thường hợp đồng với các nhãn hàng tài trợ. Và tất nhiên kinh phí sẽ tiếp tục tăng lên một lần nữa.


    Tương tự Nokia, có rất nhiều nhãn hàng đã ký hợp đồng quảng cáo với Bond 25. Có thể kể đến như Adidas, Bollinger và Land Rover. Theo Hollywood Branded, các hợp đồng như thế này thường trị giá khoảng 5 triệu đô la. Do đó, vị chi thì MGM đã phải tiêu tốn thêm 40 triệu đô la nữa.

    Há hốc mồm với chi phí phát sinh sau 5 lần dời lịch chiếu của “Jame Bond 25: No Time To Die” - Ảnh 8.

    Có thể thấy, nếu tính đến thời điểm hiện tại thì MGM đã phải tốn thêm 250 triệu đô la chi phí phát sinh không đáng có. Tất nhiên con số này không biết có dừng lại ở đây hay không, vì chả ai biết được tháng 10 này phim có lại một lần nữa dời lịch chiếu hay không. Nếu điều này xảy ra, MGM có lẽ nên dừng việc tự "đá " vào chân mình đi. Thay vào đó, họ có thể cân nhắc việc thỏa thuận với các nền tảng như Netflix hoặc Apple TV. Hiện hai nền tảng trực tuyến này cũng đang rất cố gắng để có được bản quyền của "No Time To Die" với số tiền cực lớn.

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn