Nâng cấp hạ tầng số là bước đi chiến lược của mỗi doanh nghiệp trong đời đại 4.0. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện nâng cấp hạ tầng số. Nhưng băn khoăn của rất nhiều người đứng đầu doanh nghiệp là liệu nâng cấp hạ tầng số có phức tạp không? Công việc cụ thể gồm những bước nào? Có mất nhiều thời gian không?
Làm thế nào để nâng cấp hạ tầng số hay nâng cấp hạ tầng số gồm những bước nào? Để trả lời cho câu hỏi trên dưới đây là hai ví dụ phổ biến nhất của nâng cấp hạ tầng số mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải.
Tình huống 1: Từ physic server lên Cloud Server
Bước 1: Tìm kiếm nhà cung cấp Cloud computing
Trong quá trình nâng cấp hạ tầng lên Cloud Server thì việc lựa chọn nhà cung cấp là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất. Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín để có được chất lượng dịch vụ tốt, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn, hạ tầng hiện đại, ổn định, dễ mở rộng, dễ nâng cấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp trực tiếp sở hữu data center (tier 3) và sản phẩm/ứng dụng đa dạng với khả năng tích hợp cao.Ngoài Cloud Server, doanh nghiệp của bạn có thể có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác. Khi đó, cùng lúc sử dụng dịch vụ của nhiều nhà cung cấp một lúc sẽ rất khó khăn.
Bước 2: Backup dữ liệu
Sau khi đã tìm kiếm được nhà cung cấp dịch vụ phù hợp, bạn nên bắt đầu thực hiện backup dữ liệu. "Dữ liệu là vàng", dữ liệu cực kỳ quan trọng đối doanh nghiệp và không điều gì đảm bảo rằng sẽ không xảy ra mất mát trong quá trình chuyển đổi. Để đảm bảo an toàn cho dữ liệu, bạn nên backup để luôn có một bản dự phòng.
Ngoài ra, nên back up image để có thể khởi tạo toàn bộ máy chủ từ đầu một cách nhanh chóng.
Bước 3: Khởi tạo Cloud Server
Khi đã có bản dự phòng của dữ liệu, bạn có thể bắt đầu thực hiện khởi tạo Cloud Server với cấu hình phù hợp. Khả năng cấu hình linh hoạt phù hợp cho mọi mức nhu cầu sử dụng khác nhau là một trong những ưu điểm cực lớn của Cloud Server so với physic server truyền thống. Các cài đặt cấu hình chỉ cần thực hiện trên bảng điều khiển đơn giản, dễ sử dụng. Người dùng chỉ việc lựa chọn mức cấu hình mong muốn theo kế hoạch sử dụng đã lên trước đó.
Khi nhu cầu sử dụng giảm xuống, cũng chỉ cần thao tác trên Dashboard để giảm cấu hình, giúp loại bỏ vấn đề lãng phí tài nguyên do không sử dụng hết.
Các thao tác để khởi tạo server cũng rất đơn giản. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ thậm chí còn thực hiện những video rất chi tiết mô tả từng bước cài đặt. Ví dụ như video hướng dẫn khởi tạo Cloud Server của BizFly Cloud.
Bước 4: Thực hiện các cài đặt dịch vụ cần thiết
Cài đặt dịch vụ thường tùy thuộc vào hệ thống của bạn cần những gì. Nó tương tự như một bản sao của Physic server lên Cloud server. Cụ thể là lựa chọn hệ điều hành. Hiện có 4 HĐH phổ biến khi cài đặt trên Cloud: Windows, Linux, Ubuntu, CentoS. Ngoài ra, một số ứng dụng phổ biến Wordpress, Magento, MySQL,... cho đến nâng cao hơn một chút như LAMP, LEMP, Gitlab,... có thể cài đặt trực tiếp lên Cloud Server chỉ với 1 click thông qua BizFly Prebuilt-applcation.
Bước 5: Nghiệm thu
Thẩm định, kiểm tra để đảm bảo không có lỗi xảy ra trong quá trình chuyển đổi, hệ thống hoạt động đúng đắn, ổn định. Ngoài ra, cần cập nhật tài liệu để dễ dàng cho maintain, bảo trì.
Tình huống 2: Tăng tốc website bằng ứng dụng CDN
Bước 1: Đặt đề bài, review hệ thống, kiểm tra khả năng tương thích
Trước khi áp dụng CDN cho website của bạn, bạn cần xem xét website có nhiều nội dung tĩnh không? Các nội dung có thay đổi liên tục không? Lượt truy cập vào website của bạn có lớn không? Khách hàng có phản ánh hệ thống khó truy cập không? Hệ thống có bị quá tải hoặc hay bị sập không?
Sau khi xem xét xong, hãy kiểm tra xem hệ thống của bạn có lỗi gì không? Server xử lý quá tải ở bước nào? Vì không phải cứ quá tải là do truy cập nhiều mà có thể xử lý bên trong quá bạn chưa tối ưu khiến cho hệ thống phải xử lý quá lâu mới trả về được nội dung. Vì không phải cứ quá tải là do truy cập nhiều, mà có thể nhiều xử lý bên trong chưa được tối ưu khiến cho hệ thống phải xử lý quá lâu mới trả về được nội dung.
Khi đã xác định quá tải là do lượng truy cập quá lớn thì khi đó bạn nên lựa chọn một nhà cung cấp CDN để tăng tốc trang web.
Tiếp theo, bạn cần kiểm tra khả năng tương thích của CDN với hệ thống của bạn. Đây là ví dụ cho việc nên chọn một nhà cung cấp có hệ sinh thái hệ giải pháp đa dịch vụ. Nếu sản phẩm của nhà cung cấp có cả Cloud Server và CDN thì việc tích hợp diễn ra rất nhanh chóng.
Bước 2: Cài đặt dịch vụ cần thiết
Thực hiện các cài đặt tech cần thiết. Một vài nhà cung cấp đã thực hiện những video hướng dẫn rất chi tiết về hướng dẫn khởi tạo CDN..
Bước 3: Nghiệm thu
Thẩm định, kiểm tra để đảm bảo không có lỗi xảy ra trong quá trình chuyển đổi, hệ thống hoạt động đúng đắn, ổn định. Ngoài ra, cần cập nhật tài liệu để dễ dàng cho maintain, bảo trì.
Nếu đã theo dõi những video hướng dẫn việc nâng cấp hạ tầng số, bạn sẽ thấy những việc nâng cấp này thực sự rất đơn giản. Mọi thao tác đều được hướng dẫn một cách rất cụ thể. Tuy nhiên trước khi thực hiện nâng cấp, cần xem xét kỹ hệ thống, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, backup dữ liệu cần thiết... để chắc chắn rằng việc nâng cấp phải mang lại hiệu quả, chứ không phải gây nên những vấn đề cho doanh nghiệp.
BizFly Cloud là nhà cung cấp đa dịch vụ đám mây được vận hành bởi VCCorp. Ngoài Cloud Server hiệu năng cao, BizFly Cloud còn sở hữu bộ giải pháp 20+ sản phẩm giúp phục vụ đa dạng, linh hoạt các nhu cầu chuyển đổi số từ cơ bản đến phức tạp cho mọi mô hình doanh nghiệp.
BizFly Cloud hiện là đối tác đám mây chiến lược của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, Sapo, VNtrip…
Độc giả quan tâm có thể đăng ký dùng thử và nhận tới 5 tháng sử dụng MIỄN PHÍ tất cả các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp tại: https://bizflycloud.vn/
Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888
BizFly Cloud - Hạ tầng IT phục vụ chuyển đổi số