My Hero Academia, cái tên phá vỡ khuôn mẫu nâng cấp sức mạnh thường thấy ở manga Shonen

 

My Hero Academia chính là cái tên đã đem lại sự mới mẻ về cái cách mà nhân vật chính nâng cấp sức mạnh.

    Có thể nói, My Hero Academia như một làn gió mới thổi vào làng manga Nhật Bản. Tác phẩm là sự hòa trộn bởi phong cách kinh điển thường thấy ở thể loại Shonen, kết hợp vào đó yêu tố siêu anh hùng đặc trưng từ comic. Chi tiết ấy là hình mẫu của người anh hùng đại diện cho lý tưởng tốt đẹp, lòng quả cảm, hy vọng để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn khỏi cái ác. Có một điểm mà đứa con tinh thần của tác giả Kohei Horikoshi còn làm rất tốt, đó là đem lại sự mới mẻ về khái niệm sức mạnh, cũng như cái cách mà nhân vật được nâng cấp khả năng.

    Thông thường, nhân vật chính trong manga Shonen sẽ có mô-típ giống nhau khi họ là kẻ yếu thế hơn nhưng vẫn giữ được lòng dũng cảm và sự tự tin vốn có. Chính từ hai yếu tố này sẽ giúp họ có thêm động lực phải ngày hoàn thiện bản thân, để vượt qua kẻ thù còn mạnh mẽ hơn. My Hero Academia chính là cái tên đã đem lại sự mới mẻ về cái cách mà nhân vật chính nâng cấp sức mạnh.

    Dưới đây hãy cùng xem xét cái cách mà các nhân vật trong Shonen nâng cấp sức mạnh và vì sao My Hero Academia để lại lại ấn tượng hơn.

    My Hero Academia, cái tên phá vỡ khuôn mẫu nâng cấp sức mạnh thường thấy ở manga Shonen - Ảnh 1.

    Các nhân vật chính trong Shonen thường được nâng cấp sức mạnh như thế nào?

    Cái khoảnh khắc mà nhân vật trong tình thế ngặt nghèo, khó khăn nhất để rồi được nâng cấp sức mạnh với kết quả là vượt qua đối thủ luôn được xem như một trong những chi tiết tạo nên tính cao trào và hào hứng nhất ở các manga thuộc thể loại Shonen. Dragon Ball chính là một ví dụ điển hình, mỗi khi mà Goku bị đặt trong tình cảnh khó khăn nhất thì anh luôn đạt tới được một hình thái sức mạnh mới. Chính manga này đã đặt nền móng cho phong cách nâng cấp sức mạnh thường thấy ở nhân vật chính. Cứ thế mà nó được tiếp nối với những Yu Yu Hakusho, Naruto, Bleach, One Piece và còn nhiều hơn thế nữa.

    Ở ngoài đời thật, trường học chính là nơi mà con người chúng ta rèn luyện kiến thức cũng như các loại kỹ năng đặc biệt của bạn thân. Để rồi thành quả là có được công việc mà mình yêu thích, thăng công tiến chức. Qua thời gian, con người sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân hơn nữa, và trường học với môi trường làm việc chính là "hệ thống sức mạnh" của thế giới thực. Nhìn chung, tất cả đều là thành quả từ sự nỗ lực, siêng năng và tinh thần cầu tiến.

    Vậy còn các manga Shonen thì sao?

    Đầu tiên hãy điểm qua cái tên Kurosaki Ichigo. Sau một khoảng thời gian luyện tập dưới sự chỉ dẫn từ Kisuke Urahara, Ichigo đã thành công trong việc có được một thanh Zanpakuto hoàn toàn mới. Nhưng đến lúc sau lại để thua một cách dễ dàng trước Kenpachi Zaraki và trong đầu cậu lại có một dòng suy nghĩ rằng bản thân muốn giành chiến thắng. Thế là một lần nữa, Ichigo lại được nâng cấp sức mạnh và lật ngược thế cờ.

    Ngay cả quá trình mà Ichigo thi triển thành công Bankai cũng khá thuận lợi hơn rất nhiều lần so với các nhân vật khác, khi cậu chỉ cần đúng 3 ngày để đạt được hình thái sức mạnh tối cao của một tử thần. Kurosaki Ichigo đúng là vẫn phải trải qua thử thách, luyện tập cực lực để đạt tới sức mạnh cao cấp hơn, nhưng lại được vạch ra một con đường cực kì thuận lợi. Thêm vào đó là việc mang hai dòng máu tử thần, Quincy và tồn tại một Hollow bên trong cơ thể.

    Tiếp theo sẽ là một cái tên nổi tiếng khác, Uzumaki Naruto. Naruto trước đây từng bị nhiều người xung quanh chê cười và đánh giá rằng cậu không thể nào trở thành một nhẫn giả được. Nhưng qua thời gian, Naruto luôn cho thấy được quyết tâm cao độ và tinh thần cầu tiền, cộng với niềm tin rất lớn vào bản thân để rồi ngày càng hoàn thiện hơn. Mỗi cuộc chiến trôi qua, fan lại được thấy Naruto sử dụng nhẫn thuật mới và hình dạng sức mạnh vượt trội.

    Đúng là Naruto nhờ vào sự nỗ lực để ngày càng tiến bộ hơn, nhưng cũng như Kurosaki Ichigo, quá trình nâng cấp sức mạnh của cậu có sự thuận lợi không hề nhỏ. Việc có bên ngoại là gia tộc Uzumaki nổi tiếng giúp cho Naruto sở hữu một lượng chakra dồi dào kết hợp với chakra từ Cửu Vĩ Kurama lại càng khủng khiếp hơn. Về sau, Naruto còn được hé lộ ra là kiếp sau của Ashura, con trai Lục Đạo Hiền Nhân Hagoromo Otsutsuki và còn được nhận một nửa chakra từ ông.

    Qua hai ví dụ kể trên, ta có thể rút ra được nhiều điều. Đó là ở manga Shonen, dàn nhân vật vốn được sinh ra hoặc chí ít là mang trong mình một loại sức mạnh đặc biệt nhưng chưa thức tỉnh ngay từ đầu. Một số người như Naruto còn được định sẵn có vai trò không hề nhỏ lên thế giới của nhân vật đó. Ở họ vẫn có sự siêng năng, nghị lực phi thường nhưng lại rất thuận lợi trong việc nâng cấp bản thân với nguồn sức mạnh sẵn có bên trong cơ thể. Đôi lúc fan hay nói đùa với nhau rằng đây là aura của nhân vật chính, nên chắc chắn phải mạnh lên nhanh hơn rồi.

    My Hero Academia, cái tên phá vỡ khuôn mẫu nâng cấp sức mạnh thường thấy ở manga Shonen - Ảnh 2.

    Tại sao cái cách mà Deku nâng cấp sức mạnh lại thú vị hơn?

    Đây chính là cái hay làm nên đôi chút khác biệt từ cái tên Midoriya Izuku. Khác so với những Ichigo hay Naruto, Deku ban đầu không hề có một nguồn sức mạnh bí ẩn nào cần được khai phá ngay từ lúc mới lọt lòng cả. Thậm chí là cậu còn rất thiệt thòi khi thuộc nhóm thiểu số của những người vô năng sống trong thế giới nơi tồn tại khái niệm về siêu năng lực.

    Ngay cả khi trở thành người chủ thứ 9 của One For All được truyền lại từ All Might, cách nâng cấp sức mạnh của Midoriya lại có phần thực tế hơn so với dàn nhân vật chính cùng thể loại. Deku rất ham học hỏi và sẵn sàng tiếp nhận càng nhiều lời khuyên nhất có thể từ bạn bè đồng trang lứa, anh hùng chuyên nghiệp trong cách cải thiện khả năng của bản thân. Ngay từ khi chưa có Quirk, Midoriya đã tự hình thành nên thói quen ghi chú lại các đặc điểm sức mạnh của những người anh hùng mà cậu ngưỡng mộ và tìm hiểu nó một cách kỹ càng, cẩn thận.

    Kết hợp với tố chất thông minh sẵn có, Deku sẽ phân tích xem có điểm gì mà mình có thể áp dụng cho bản thân, qua đó đa dạng hóa cách chiến đấu. Midoriya vẫn giữ thói quen như vậy cho tới lúc nhập học ở U.A.

    Thêm vào đó, việc Deku được All Might chấp thuận trao lại One For All là nhờ vào đức tính tốt bụng, lòng quả cảm, sự thông minh cần có và mang trong mình lý tưởng cao cả. So với những Bakugo hay Todoroki, những thiên tài vốn sinh ra là đã có Quirk sẵn trong người, Midoriya phải cực lực luyện tập trong suốt nhiều tháng trời để cơ thể thích nghi được bước đầu với One For All, thứ sức mạnh vốn không thuộc về mình.

    Sở hữu sức mạnh vĩ đại nhưng cũng kèm theo đó là cái giá ban đầu, Deku hay gặp chấn thương nguy hiểm mỗi khi sử dụng One For All. Nhưng thay vì gào thét về "sức mạnh tình bạn", Deku lại không ngần ngại tìm tới những người anh hùng chuyên nghiệp, học hỏi từ họ để tích lũy vốn kiến thức của bản thân. Ví dụ như khi Midoriya được Grand Torino huấn luyện, qua đó thành thạo và kiểm soát One For All để lan truyền khắp cơ thể chứ không tập trung tại một điểm nữa. Hay như lúc quan sát và học lại phong cách chiến đấu bằng chân của Iida.

    Sau này, Deku được trui rèn bởi đàn anh Mirio Togata và anh hùng chuyên nghiệp Sir Nighteye. Sau đó còn là khoảng thời gian thực tập ở trụ sở của Endeavor. Ngay cả khi được hé lộ ra là thừa hưởng Quirk từ những người tiền nhiệm của One For All, Deku cũng không bá đạo đến mức có thể thành thạo ngay chỉ trong một sớm một chiều được. Mà cậu kiên nhẫn, chịu khó lấy lời khuyên từ những người xung quanh, từ đó tìm tòi ra cách tận dụng nó một cách hiệu quả nhất, hạn chế tối đa chấn thương.

    Quá trình nâng cấp sức mạnh của Deku là một chặng đường của sự nỗ lực nhưng cũng phải trầy da tróc vẩy lắm mới có được thành quả. Không thể phủ nhận rằng bất kì nhân vật chính nào của Shonen cũng đều phải luyện tập, nhưng ở Deku lại thú vị hơn khi nó thực tế và phản ánh đúng quá trình phá triển thường thấy ở con người.

    My Hero Academia, cái tên phá vỡ khuôn mẫu nâng cấp sức mạnh thường thấy ở manga Shonen - Ảnh 3.
    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn