Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử?

 

Liệu đạo diễn phim Trạng Tí có đúng khi chê bai Thần đồng đất Việt toàn trò khôn lỏi, nhân vật hỗn hào?

    Trong lúc Cậu Vàng vừa phải rút lui khỏi rạp chiếu với khoản thua lỗ lên đến hơn 30 tỷ đồng, đoàn làm phim Trạng Ti – một dự án chuyển thể cũng gây nhiều tranh cãi đã tạo thêm hàng loạt drama mới khi đạo diễn lên tiếng chê bai nguyên tác. "…những mẩu truyện Khôn lỏi, khôn vặt, ranh mãnh…" là dòng cảm nhận của đạo diễn hiện đang hứng chịu nhiều gạch đá về bộ truyện Thần đồng đất Việt. Vậy có thật bộ truyện như lời đạo diễn nói hay chỉ là một sự hiểu lầm? Tại sao netizen lại dậy sóng vì phát ngôn này?

    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 1.

    Phân biệt khôn lỏi, ranh mãnh và tài giỏi ứng đối

    Cùng lật giở lại bộ truyện Thần đồng đất Việt gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, độc giả đều đồng ý rằng truyện khai thác nhiều điển tích lịch sử và cả giai thoại dân gian. Xung quanh những lần Tí thể hiện tài năng hay ra tay trừ gian diệt ác, không ít lần cậu bé sử dụng mưu mẹo láu lỉnh. Ví dụ dễ thấy nhất, ở tập 1, Pháp sư gọi bưởi, Tí đã dùng mưu lừa bá hộ Mão khi ông định bắt nạt cậu, sau đó là lừa lũ trẻ về "khả năng gọi bưởi". Hay tập 4, khi bá hộ Mão định tống tiền Dần Béo, Tí cũng lừa gạt ông ta để cứu bạn. Tuy nhiên, những mưu mẹo này không gây hại đến ai mà chỉ mang tính trừng trị những thói hư tật xấu.

    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 2.

    Một độc giả bức xúc

    Theo mạch truyện, phần nhiều những lần Tí trổ tài đều là đối đáp văn thơ. Tiêu biểu ở tập 3, cậu đối đáp thử tài với quan huyện, khiến ông tâm phục khẩu phục và thưởng tiền ăn học. Đặc biệt hơn, qua những lần thi trạng, đi sứ thiên triều, chống giặc ngoại xâm… Tí đều thể hiện sự thông minh bằng ứng đối, giảng giải chữ nghĩa chứ không phải chỉ bày mưu mẹo lừa gạt. Chưa kể đến, cho tới tận bây giờ, với người hiện đại thì không phải ai cũng có thể đáp được một vế đối Hán – Nôm, cũng như việc đối đáp Hán – Nôm vẫn được đánh giá là một thú vui cực kỳ hàn lâm mà chỉ những người văn hay chữ tốt, có vốn hiểu biết mới có thể theo được.

    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 3.

    Dùng "mẹo" để giải bài toán cân voi

    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 4.

    Và màn đo độ dày trang sách đầy tính toán học và logic

    Như vậy, độc giả thấy rõ rằng Tí trong Thần đồng đất Việt không chỉ có những mưu mẹo láu cá (một điều khá phổ biến trong các giai thoại dân gian) mà còn có cả các màn đấu trí thực sự, thể hiện khả năng ghi nhớ, logic và cả toán học (cân voi và tính độ dày trang sách trong "Cứu tinh Dần Béo"). Chẳng những vậy, Tí còn biết cách sử dụng mưu mẹo và trí thông minh tùy theo từng hoàn cảnh, đối tượng chứng tỏ rằng cậu bé có EQ rất cao.

    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 5.

    Tất nhiên, không phải ai cũng đối đáp Hán - Nôm trong nháy mắt được

    Bản đồ trên áo Tí có sai lệch với lịch sử?

    Một vấn đề khác cũng gây tranh cãi rút ra từ những phát ngôn của đạo diễn phim Trạng Tí là việc lý giải vì sao đoàn làm phim buộc phải thay đổi hoa văn bổ tử từ hình bản đồ Việt Nam sang hình cá chép hóa rồng.

    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 6.

    Hoa văn bổ tử có hình bản đồ

    Nhiều độc giả bày tỏ bức xúc trước quan điểm này, họ cho rằng Thần đồng đất Việt vốn là bộ truyện hư cấu, dù tác giả có dựa nhiều vào bối cảnh thời Hậu Lê. Thế nên, việc đem độ chính xác về mặt lịch sử ra để giải thích cho sự thay đổi khá thiếu thuyết phục. Một số độc giả còn giải thích thêm, các nhân vật trong truyện không xem hoa văn bổ tử trên áo Tí là bản đồ Việt Nam mà chỉ xem nó như một dạng hoa văn bổ tử quen thuộc ở thế giới hư cấu của họ, còn người đọc mới là những người ngầm hiểu rằng hoa văn này chính là hoa văn có hình dạng bản đồ.

    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 7.
    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 8.
    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 9.

    Được sửa thành cá chép hóa rồng

    Hơn nữa, đặt trong bối cảnh câu chuyện, nhân vật mặc áo thêu cá chép hóa rồng đi thi rồi trình diện nhà vua có thể sẽ là một sự phạm thượng. Vì ai cũng biết rằng rồng là linh thú đại diện cho nhà vua, việc mặc áo "cá chép hóa rồng" có thể bị quy vào mưu phản và gánh án tru di cửu tộc.

    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 10.
    Có thật ‘Thần đồng đất Việt’ chỉ toàn trò khôn lỏi, sai lệch với lịch sử? - Ảnh 11.

    Do đó, có thể hiểu được vì sao netizen, đặc biệt là fan của Thần đồng đất Việt, lại phẫn nộ như vậy trước ý kiến của đạo diễn phim Trạng Tí. Bởi có vẻ như đạo diễn chưa hề theo dõi đầy đủ bộ truyện, cũng như chưa tôn trọng nguyên tác - vốn là chất liệu chính cho bộ phim mà anh thực hiện. Được biết, hiện đạo diễn đã có động thái sửa status. 

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn