Các chuyên gia nêu đề xuất thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

 

Nằm trong khuôn khổ Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020, thuộc Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và doanh nghiệp đã chia sẻ các góc nhìn để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi số cho hiệu quả.

Các chuyên gia nêu đề xuất thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Các chuyên gia nêu đề xuất thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó viện trưởng Viện Khoa học quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Doanh Nghiệp SME Việt Nam: Nếu giảm thuế 30% cho các doanh nghiệp SME thì sẽ tạo cú hích chuyển đổi số.

    Theo ông Nguyễn Kim Hùng, Hiệp hội Doanh Nghiệp SME có 60.000 thành viên với gần 30 Hiệp hội DNNVV các tỉnh, khi đi xuống các tỉnh thì chuyển đổi số vẫn rất xa vời. Cách làm của các tỉnh hiện nay vẫn là gặp mặt trực tiếp, dù áp dụng nền tảng hay công nghệ thì hợp đồng vẫn phải gặp trực tiếp. Ông chủ ở doanh nghiệp các tỉnh, ví dụ có 1.000 doanh nghiệp thì 50-60% phụ thuộc vào mối quan hệ của doanh nghiệp nên các ông chủ không quan tâm đến việc chuyển đổi số. Nhóm doanh nghiệp "sân sau" rất lớn. 

    Chuyển đổi số phải minh bạch số liệu thì tại sao họ quan tâm? Nên tư duy của họ nằm ở "cái ví" của ông chủ, đó là câu chuyện lớn về mặt truyền thông, chúng ta làm rất nhiều nhưng chưa đủ. Doanh nghiệp nào áp dụng chuyển đổi số thay đổi hệ thống quản trị thì nên giảm 30% thuế Thu nhập Doanh Nghiệp và thuế VAT để đẩy nhanh tốc độ. Các chính sách nhỏ hơn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì họ sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số.

    Ông Đặng Thanh Hưng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin, VNPT Vinaphone chia sẻ: Tháng 12 vừa rồi, đơn vị đã cung cấp dịch vụ 5G cùng các dịch vụ phục vụ CĐS trên nhiều lĩnh vực. 2020 được coi là khủng hoảng kinh tế lần 4 do diễn biến phức tạp của COVID-19, doanh nghiệp SMEs gặp phải tình trạng rất khó khăn. Tuy nhiên đây là cơ hội mở ra mô hình mới, làm việc và giao dịch ngay tại nhà. Mặc dù dịch bệnh thiên tai, ta đều có cách ứng phó nhờ sự trợ giúp của công nghệ.

    Khảo sát có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và khoảng 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số. Các doanh nghiệp hiện nay gặp nhiều thách thức như cạnh tranh (không chỉ trong ngành mà còn ngoài ngành, nhóm ngành khác), khách hàng (thế hệ KH mới – thế hệ GENZ), năng lực (cần thay đổi tư duy, công nghệ..), yếu tố không lường trước (thiên tai, dịch bệnh). Do đó, nếu các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số sẽ tối ưu hóa về vận hành (tăng hiệu quả, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, cải thiện quản trị..); mô hình kinh doanh; tăng trải nghiệm, gắn kết quan hệ khách hàng. Chuyển đổi số phải xuất phát từ tư duy, nhận thức; cần thực hiện xuyên suốt, đồng bộ; cần có tầm nhìn định hướng chiến lược.

    Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Tổng giám đốc CTCP VCCorp – Founder BizFly: Các doanh nghiệp đừng lo nỗi lo xa vời mà đánh mất lợi ích trước mắt

    Các chuyên gia nêu đề xuất thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 2.

    Các doanh nghiệp SME thường lo ngại về vấn đề bảo mật, xâm phạm dữ liệu khi chuyển đổi số. Theo ông Tuấn các doanh nghiệp đang lo nỗi lo xa vời và đánh mất lợi ích trước mắt, bởi vì thực thế các doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số sẽ có cách thức để đảm bảo được dữ liệu cho khách hàng an toàn nhất. Bởi vì họ bỏ ra rất nhiều tiền để triển khai hệ thống thì không dễ gì để lộ thông tin khách hàng vì chỉ cần lộ một lần sẽ làm danh tiếng công ty tan biến. Doanh nghiệp SME nghĩ rằng dữ liệu là rất quý, nhưng đừng để nỗi sợ đấy lấn át việc tận dụng được cơ hội, trừ phi chúng ta là doanh nghiệp lớn và mạnh rồi, chúng ta cần có cách để bảo vệ dữ liệu. BizFly luôn có các giải pháp để nâng cao yếu tố bảo mật.

    Ông Tuấn chia sẻ, "Trước đây tôi làm Muachung, khi đó việc thanh toán online chưa phổ biến, nhưng nhờ có các deal giảm giá cao, đáng nhẽ người ta mua 300.000 đồng, thì chỉ phải bỏ ra 150.000 đồng. Do được giảm giá mạnh nên khách hàng tạm thời quên đi rủi ro thanh toán online và dần hình thành thói quen sử dụng". Câu chuyện chúng ta hay nói về bảo mật dữ liệu thường chỉ xảy ra khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, còn các doanh nghiệp nhỏ thì chưa cần để ý đến vội, khi cần mức độ bảo mật cao hơn thì các đơn vị cung cấp giải pháp an ninh bảo mật sẵn sàng tham gia để dữ liệu của doanh nghiệp được đảm bảo an toàn.

    BizFly hiện đang sở hữu hệ giải pháp đám mây nằm trong top 5 nền tảng đáp ứng bộ chỉ tiêu an toàn an ninh mạng do Bộ TT&TT chứng nhận. Sở hữu hệ giải pháp khá trọn vẹn với gần 20 sản phẩm: Cloud Server (Máy chủ ảo), CDN (Giải pháp tăng tốc website tới 16 lần), Simple Storage (Kho lưu trữ đám mây vô hạn), Load Balancer (Hệ thống cân bằng tải), Anti-DDoS (chống tấn công website), VPN (Kết nối mạng riêng ảo), Call Center (giải pháp tổng đài toàn diện)…, giúp triển khai hạ tầng công nghệ số chỉ từ vài phút với chi phí tối ưu, cho phép phát triển không giới hạn về sau.

    Đây cũng là nền tảng đang bảo vệ 24/7 cho hệ thống các trang báo mạng lớn nhất hiện nay (Kenh14, CafeF, CafeBiz, Afamily..) với tầng an ninh chạy ngầm bên dưới.

    Độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể đăng ký dùng thử và nhận ưu đãi hấp dẫn tại: https://bizflycloud.vn/

    Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888

    BizFly Cloud - Nâng cấp hạ tầng - Nâng tầm doanh nghiệp

    >

    Tìm kiếm Blog này

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn