Người Mông Cổ tin rằng việc tắm rửa và sử dụng nước có thể làm động đến long mạch. Do đó, họ không bao giờ giặt giũ hoặc tắm vì việc này sẽ khiến nước bị ô nhiễm, làm thần linh nổi giân mà trừng phạt dân chúng.
Các chiến binh thiện chiến của Mông Cổ từng là nỗi khiếp sợ của cả thế giới. Tuy nhiên, ngoài những câu chuyện về chiến tích, trận đánh và đế chế to lớn họ đã dựng lên, người ta còn lưu truyền không ít chuyện kể liên quan đến các tập tục kỳ quái mà họ tuân thủ. Một trong số đó là phong tục không tắm rửa, giặt giũ và coi mùi cơ thể là một điều đáng tự hào.
Người Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn không bao giờ tắm giặt
Chuyện tưởng đùa nhưng lại hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, lý do khiến họ không tắm rửa hoàn toàn không liên quan gì đến điều kiện thời tiết khắc nghiệt với hàng tháng trời mùa đông lạnh giá có khi xuống đến -60 độ C. Phong tục "ở bẩn" này xuất phát từ một niềm tin tâm linh của cư dân.
Vì lý do tâm linh nên các chiến binh Mông Cổ thường không tắm rửa hay giặt giũ quần áo. Do đó, họ rất nặng mùi.
Người Mông Cổ tin rằng việc tắm rửa và sử dụng nước có thể làm động đến long mạch. Do đó, họ không bao giờ giặt giũ hoặc tắm vì việc này sẽ khiến nước bị ô nhiễm, làm thần linh nổi giân mà trừng phạt dân chúng.
Vì chuyện tâm linh không thể đùa được, nên có những thời điểm dân chúng hạn chế tắm gội hoặc thậm chí cấm tắm ở sông. Vậy là từ dân thường đến các chiến binh đều khá "bẩn" và nặng mùi. Người Mông Cổ ở thời Thành Cát Tư Hãn không có thói quen thay quần áo, họ chỉ thỉnh thoảng cởi ra, giũ mạnh để phủi sạch chấy rận, rệp rồi lại mặc vào ngay. Quần áo sẽ mặc liên tục cho đến khi bị rách nát hoặc bị biến dạng mới vứt bỏ. Còn trong dịp lễ hội, họ sẽ mặc thêm một chiếc áo choàng đặc biệt.
Nặng mùi là điều đáng tự hào và được tặng đồ đạc nặng mùi là một vinh dự
Người Mông Cổ có quan niệm rất "thoáng" về mùi cơ thể. Họ tôn trọng mùi cơ thể của một cá nhân, xem nó như một phần tính cách riêng của mỗi người. Đặc biệt, nếu mùi cơ thể của Thành Cát Tư Hãn thì lại càng "đáng quý" hơn nữa.
Đây cũng là lý do khiến hành động tặng ai đó quần áo cũ, sờn rách và nặng mùi của Thành Cát Tư hãn được xem như một ân điển lớn mà người nhận cảm thấy vinh dự. Thế nên chúng ta có thể hiểu rằng phong tục "ở bẩn" của người Mông Cổ nghe qua thật đáng phê phán, nhưng nó hoàn toàn xuất phát từ lý do nghe rất thuyết phục.
Trên hết, nếu việc ở bẩn không ảnh hưởng đến cộng đồng thì người Mông Cổ cũng không bận tâm cho lắm. Thái độ này khác với ở người hiện đại khi không ít lần Internet có những vụ bóc phốt cá nhân ở bẩn, đặc biệt là với các game thủ và streamer – những người có nghề nghiệp đặc thù, đòi hỏi phải tập trung trong thời gian dài cũng như giờ giấc sinh hoạt khá khác biệt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tắm rửa khá cần thiết để giữ vệ sinh cũng như đảm bảo sức khỏe cho con người. Vì thế hãy sắp xếp thời gian cho các nhu cầu tối thiểu này một cách hợp lý.