Các hãng game này thường làm ra các sản phẩm chất lượng và hiếm khi làm người chơi thất vọng.
BioWare
BioWare là một ví dụ tốt điển hình của cách các công ty game nên đối xử thế nào với những IP của họ - tạo ra thật nhiều bản sequel, nhưng cái quan trọng là cứ bản sau lại hay hơn bản trước. Kể một số game của BioWare có nhận lời chỉ trích và bị ghét bởi fan hâm mộ (trường hợp của “Dragon Age II”), chúng vẫn có chất lượng cao hơn hẳn so với mức trung bình đang khiến thị trường bão hòa và mang lại cho người chơi một niềm vui nhất định nào đó. Ưu điểm nào là nhờ chuyện không mở rộng đội ngũ phát triển quá đà, BioWare có thể tập trung toàn bộ nguồn lực vào một hoặc hai dự án chủ chốt.
Intelligent Systems
Intelligent Systems là một nhà phát triển Nhật Bản tồn tại từ lâu đời và là bộ não làm ra rất nhiều thương hiệu kinh điển như “Fire Emblem”, “Metroid”, “Super Metroit” và cả “WarioWare”. Nếu bạn từng thắc mắc tại sao Nintendo có thể tiếp tục sản xuất phần cứng console mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ bên thứ ba như Xbox hay PlayStation, đó là bởi họ sở hữu các nhà phát triển như Intelligent Systems.
Naughty Dog
Một số người chơi sẽ miêu tả Naughty Dog giống như một ông già “bảo thủ” bởi họ chỉ tập trung làm việc với một dòng game một lúc, và dòng game đó cũng sẽ chỉ phát triển trên duy nhất một hệ thống console mà thôi. Tuy nhiên chính đặc điểm này đã giúp họ có thể phát triển game theo đúng ý mình và luôn luôn đảm bảo chất lượng cao tới tay người hâm hộ, cho dù thời gian chờ đợi là khá lâu. Nhưng dẫu sao đó là cái giá phải trả để có chất lượng mà, hãy cứ nhìn vào “The Last of Us”, series “Uncharted” và series “Crash Bandicoot” mà xem.
Firaxis Games
Firaxis Games chủ yếu làm ra những game có cái tên nhà phát triển huyền thoại “Sid Meier” ở phần đầu, và điều này cũng giống như mác đảm bảo rằng game đó sẽ hay ví như series “Civilization” chẳng hạn. Nhưng kể cả khi họ tạm để Sid Meier ở nhà nghỉ ngơi, họ vẫn có thể làm ra “XCOM: Enemy Unkhown” và “XCOM 2”. Và có lẽ ta cũng không cần phải nhiều lời nói về độ hấp dẫn, đặc sắc của hai tựa game chiến thuật trên làm gì nữa bởi chúng là cỡ đỉnh của đỉnh đấy.
Irrational Games
Thật đáng tiếc khi Irrational Games đã chính thức giải thể, nhưng chắc chắn họ vẫn sẽ luôn được người hâm mộ nhớ đến nhờ series FPS độc nhất vô nhị “BioShock” cùng với một số tựa game kinh điển khác ví như “System Shock 2”. Sau cuộc tái cơ cấu và làm lại thương hiệu, hãng này chỉ còn giữ lại một số ít nhân lực quan trọng và chính thức đổi tên thành Ghost Story Games kể từ tháng 2 năm 2017.
Blizzard
Rõ ràng, Blizzard là một trong những nhà phát triển game nổi tiếng nhất thế giới và có một lượng fan hâm mộ trung thành rất đông trên toàn thế giới. Hãng này cũng có đặc điểm “chậm mà chắc”, thậm chí rất chậm để cho ra đời một sản phẩm là đằng khác, nhưng hãy cứ yên tâm là chất lượng sản phẩm sẽ luôn ở mức cao nhất có thể. Bên cạnh đó, Blizzard cũng rất biết cách chăm lo cho từng thương hiệu của mình, và tôn trọng ý kiến đóng góp của cộng đồng người chơi.