Dù bị miêu tả xấu xa, nhưng Beelzebub thực chất lại có nguồn gốc từ một vị cổ thần có tên Ba’al ở thành phố Philistine Ekron.
Beelzebub là con quỷ quyền lực nắm giữ quyền lực chỉ sau Lucifer. Beelzebub nổi tiếng với việc truyền bá đức tin về các ngụy thần, thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh hoặc dục vọng và chiếm giữ cơ thể con người để làm những việc khủng khiếp.
Miêu tả về vẻ ngoài của Beelzebub
Vì Beelzebub có những tên gọi khác như "chúa tể hố phân" và "vị thần của rác rưởi", nên khá chắc chắn rằng Beelzebub có ngoại hình không đẹp cho lắm. Giống như nhiều con quỷ khác, Beelzebub thường được miêu tả như là một tạo vật nhỏ bé, khô héo và gù. Beelzebub có làn da màu đỏ hoặc tím, sừng dê, lưỡi chẻ và đuôi dài. Tuy nhiên, đặc điểm nổi tiếng nhất của con quỷ này là đôi cánh đầy quyền lực, đến nỗi đôi khi người ta còn gọi hắn là "chúa tể của thiên đàng" hay "chúa ruồi".
Một số cuốn sách ma thuật miêu tả rằng khi được triệu hồi, Beezlebub xuất hiện trong hình dạng một con ruồi. Nghe qua thì có vẻ khá vô hại, nhưng nếu xem xét lại quan niệm cổ xưa về ruồi, người ta nhận ra ý nghĩa của nó khá ghê rợn.
Người xưa cho rằng ruồi được sinh ra từ thịt thối và bò ra từ những thi thể để bay lên không trung. Ruồi cũng làm lây lan bệnh dịch. Con ruồi của Beezlebub được cho là mô phỏng lại những con ruồi mà hắn nhìn thấy bay ra từ thi thể nạn nhân bệnh dịch hạch.
Quyền lực của Beelzebub
Beelzebub được cho là thường lươn lẹo và dụ dỗ con người thờ cúng các ngụy thần, trong đó có chính bản thân hắn. Torah kể rằng một vị vua Israeli đã tự làm mình bị thương và ra lệnh cho người hầu đến hỏi Beezlebub xem liệu hắn có thể giúp mình trị thương không. Sau đó, nhà tiên tri Elijah đã xuất hiện và phê phán vị vua, vì đã cầu cứu Beezlebub thay vì Thượng đế chân chính.
Theo cuốn Testament of Solomon, vị vua Do Thái đã tuyên bố Beezlebub là một trong số những con quỷ đã giúp ông xây dựng ngôi đền của mình.
Và sự thật về nguồn gốc Beezlebub
Dù bị miêu tả xấu xa, nhưng Beezlebub lại có nguồn gốc từ một vị cổ thần có tên Ba’al ở thành phố Philistine Ekron. Hậu tố zebub được thêm vào để thể hiện sự kính trọng, tương tự như ngày nay người ta gọi ai đó là hoàng tử. Nhiều học giả cho rằng thần Ba’al đóng vai trò là vị thần nông nghiệp, trong khi số khác liên hệ ông với giáo phái thờ ruồi.
Khi người Do Thái truyền bá tôn giáo độc thần ở khu vực Ekron, những vị cổ thần địa phương đã bị sáp nhập và trở thành ma quỷ. Thần Ba’al Zebub cũng không phải ngoại lệ khi bị gán cho những tên gọi đầy tính miệt thị như "chúa ruồi" và "chúa tể hố phân".
Beezlebub xuất hiện lần đầu trong kinh Torah của Do Thái, và trong một cuốn sách khác được nhắc đến như là một ngụy thần. Tuy nhiên, dù ở trong sách vở nào thì Beezlebub cũng được miêu tả như là một kẻ quyền lực, ngang bằng hoặc thậm chí xếp trên cả Satan. Beezlebub xuất hiện trong một số tác pahảm nổi tiếng như Thần khúc của Dante, Paradise Lost và Prilgrim’s Progress.